8 DẠNG ĐỀ THI IELTS LISTENING MÀ BẠN CẦN BIẾT
Bài thi IELTS Listening là một trong bốn phần quan trọng của kỳ thi IELTS Academic dùng để đánh giá khả năng của thí sinh trong việc nghe hiểu tiếng Anh trong các tình huống thực tế. Để đối phó với nhiều tình huống khác nhau, thí sinh cần làm quen với các dạng đề khác nhau bằng cách ôn luyện chúng. Hãy cùng Anh ngữ NBA khám phá những dạng đề thi trong IELTS Listening qua bài viết dưới đây:
1. Các dạng đề IELTS Listening
1.1. Multiple-Choice (Nhiều đáp án)
Trong dạng này, thí sinh sẽ nghe một câu hỏi và được cung cấp ba hoặc bốn lựa chọn đáp án A, B, C (D). Nhiệm vụ của thí sinh là lắng nghe chính xác và chọn ra đáp án đúng duy nhất. Dạng bài này khá khó vì đòi hỏi sự tập trung và sự hiểu biết về ngữ pháp và từ vựng.
– Vị trí: Thường xuất hiện trong Part 3.
– Ví dụ dạng bài:
– Lưu ý: Tất cả các từ trong bài thường đều xuất hiện trong audio. Gây nhiễu và đòi hỏi thí sinh phải thật sự hiểu rõ nội dung của bài nghe để lựa chọn đáp án đúng.
1.2. Form Completion (Điền vào biểu mẫu hoặc mẫu tờ khai)
Đây được coi là dạng dễ nhất trong số các dạng bài. Bạn sẽ nghe một đoạn hội thoại và sau đó điền các thông tin cần thiết vào biểu mẫu có sẵn.
Chủ đề của đoạn hội thoại rất đa dạng: kế hoạch, yêu cầu đặt chỗ, đặt phòng, đăng ký khóa học, phỏng vấn công việc,….
– Vị trí: Thường xuất hiện ở Part 1.
– Ví dụ dạng bài:
– Lưu ý: Dạng bài này đòi hỏi bạn phải lắng nghe một cách cẩn thận để đảm bảo thông tin chính xác.
1.3. Sentence Completion (Hoàn thành câu hoặc đoạn văn)
Dạng bài này yêu cầu thí sinh điền vào câu hoặc đoạn văn còn thiếu trong bài. Thí sinh phải lắng nghe một cách tỉ mỉ và hiểu cấu trúc câu cũng như ngữ pháp để điền vào chỗ trống từ vựng chính xác.
– Ví dụ dạng bài:
– Lưu ý: Để làm tốt dạng bài này, thí sinh cần nắm vững ngữ pháp và kỹ năng nghe cùng với tập trung đọc văn bản cẩn thận.
1.4. Map, Labeling Plan, Diagram (Dạng bản đồ)
Đề bài có thể đưa ra hình vẽ bản đồ của một khu vực, chẳng hạn như trường học, bệnh viện, hoặc khuôn viên. Nhiệm vụ của thí sinh là nghe Audio và thu thập thông tin để hoàn thành biểu đồ.
Ngoài ra, còn có một dạng khác, đề bài sẽ đưa ra tên của các địa điểm và thí sinh cần phải điền các chữ cái A, B, C… tương ứng.
– Vị trí: Dạng này thường xuất hiện trong Section 2 và Section 3.
– Ví dụ dạng bài:
Lưu ý: Không tự suy đoán hoặc dựa trên kiến thức cá nhân mà phải theo đúng nội dung bài Nghe. Thông tin trong Audio thường bị xáo trộn, yêu cầu thí sinh cần phải hết sức lưu ý, nắm bắt thông tin nhanh chóng để không bỏ lỡ những ý chính và chi tiết quan trọng.
1.5. Table (Dạng bảng)
Dạng bài này, thí sinh cần điền các thông tin được yêu cầu vào một bảng đã được bố trí sẵn. Bảng này chứa các thông tin chính của đoạn hội thoại mà thí sinh sẽ nghe trong audio.
– Ví dụ dạng bài:
– Lưu ý: Cần phải lắng nghe và hiểu rõ bối cảnh của đoạn hội để trả lời đúng về số lượng từ yêu cầu trong đề bài và cũng phải đúng loại từ
1.6. Matching Information (Dạng nối)
Trong dạng bài này, thí sinh phải nối các câu đã đánh số với các đáp án bằng chữ có sẵn trong bảng. Có thể liên quan đến việc nối tên hoạt động, khả năng với các từ trong ô sao cho chúng đúng với nội dung của audio.
– Vị trí: Thường xuất hiện trong Section 2 và Section 3.
– Ví dụ dạng bài:
– Lưu ý: Câu trả lời thường không theo trình tự nghe và nội dung của audio có thể trôi qua rất nhanh, tạo áp lực cho thí sinh gây sai hàng loạt.
1.7. Short answer question (Dạng câu trả lời ngắn)
Đây là một trong những dạng bài “khó nhằn” nhất yêu cầu thí sinh phải tự viết một câu trả lời ngắn cho một câu hỏi mà đề bài đưa ra mà không nhận được bất kỳ từ khóa hoặc gợi ý nào. Thí sinh cần nghe kỹ audio, ghi chú lại những thông tin quan trọng, và nắm bắt ý chính của từng đoạn để đảm bảo tính chính xác và phản ánh đúng ý của đoạn hội thoại.
– Ví dụ dạng bài:
– Lưu ý: Cần chú ý yêu cầu đề bài về số lượng từ tối đa, có trường hợp thí sinh sẽ được yêu cầu trả lời nhiều hơn một ý.
1.8. Pick from a list (Dạng chọn đáp án từ danh sách)
Thí sinh sẽ đối mặt với một câu hỏi cùng với hơn 5 đáp án. Trong dạng bài này, thí sinh cần phải lựa chọn tất cả các câu trả lời đúng và có nhiều đáp án khác nhau.
– Ví dụ dạng bài:
– Lưu ý: Đọc kỹ yêu cầu đề bài để phân biệt các đáp án.
2. Các lưu ý quan trọng khi làm bài IELTS Listening:
Một số lưu ý quan trọng mà thí sinh nên tuân thủ để đảm bảo hiệu suất tốt nhất trong kỳ thi:
- Tập trung: Lắng nghe kỹ và tập trung vào nội dung audio. Đừng xao nhãng hay để ý câu hỏi khác gây mất dấu câu đang làm.
- Ghi chú thông tin quan trọng: Khi nghe, hãy ghi chú những thông tin quan trọng như ngày, số điện thoại, tên, địa điểm, v.v.
- Hiểu đề bài: Trước khi bắt đầu, hãy đọc nhanh đề bài để biết mình đang nghe về điều gì.
- Thời gian: Thí sinh chỉ có một lần nghe, đừng mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi. Nếu không biết câu trả lời, hãy làm nhanh và chuyển qua câu tiếp theo.
- Hiểu các dạng bài trước khi bước vào phòng thi: Nắm rõ các dạng bài thường xuất hiện giúp thí sinh biết cách tiếp cận mỗi loại câu hỏi.
- Đọc kỹ yêu cầu đề bài: về số lượng từ cho phép, số câu cần khoanh…
- Làm bài thi thử: Trung tâm Anh ngữ NBA thường có những kỳ thi thử cho tất cả học viên để các em làm quen với đề, áp lực thi và đánh giá mức điểm.
- Tập luyện thường xuyên: Luyện tập hàng ngày giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ và kỹ năng làm bài.
3. Các band điểm của IELTS Listening
Bài thi IELTS Listening được chấm điểm dựa trên một hệ thống band điểm, từ band 1.0 đến band 9.0. Dưới đây là chi tiết về cách tính band điểm cho IELTS Listening:
-> Bạn đang gặp khó khăn khi luyện đề IELTS và không biết nên bắt đầu học từ đâu? Liên hệ với NBA để lên lộ trình riêng cho từng cá nhân, tối ưu thời gian tăng band điểm: Liên hệ